Nhãn áp là áp suất bên trong mắt. Tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt có thể dẫn tới mù lòa do bị tổn thương các dây thần kinh ở phía sau mắt (dây thần kinh thị giác). Vì vậy người bệnh cần được kiểm tra nhãn áp khi có bất thường về mắt (người cao tuổi, mắt bị chấn thương yếu tố di truyền –nhà có người bị bệnh glaucoma...)
Trường hợp có triệu chứng cấp tính:
Bạn có thể tiến hành kiểm tra nếu gặp phải các triệu chứng sau:
Trường hợp thăm khám mắt định kỳ:
Bác sĩ thường chỉ định đo nhãn áp khi bạn thuộc đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp như:
Tại MEC, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sơ khởi và đo nhãn áp thường quy cho tất cả bệnh nhân (trừ một số trường hợp). Có nhiều cách đo nhãn áp như:
Nhãn áp bình thường là từ 10 -20 mmHg, nhãn áp hai mắt không lệch nhau quá 4mmHg.
Nhãn áp cao có thể gặp trong trường hợp bệnh Glaucoma, viêm màng bồ đào, nhiễm trùng mắt, chấn thương, do dùng thuốc có thành phần corticoid.
Nhãn áp thấp có thể gặp trong trường hợp bong võng mạc, chấn thương, viêm màng bồ đào kéo dài, sau phẫu thuật.
Biết được giá trị số đo nhãn áp có nằm trong giới hạn bình thường hay không là quan trọng. Vì nếu nhãn áp cao hay thấp bất thường, luôn luôn cần tìm nguyên nhân tại sao và cách chữa trị.
Bs. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh