Với tính chất diễn biến âm thầm và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đôi mắt, bệnh tăng nhãn áp (cườm nước) luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp phổ biến trong bài viết bên dưới.
Triệu chứng bệnh tăng nhãn áp
Có 2 loại cườm nước: Loại tiến triển nhanh (cấp tính) và loại tiến triển âm thầm (mãn tính):
Ở đa số các trường hợp, bệnh tăng nhãn áp thường tiến triển ở dạng âm thầm, rất khó nhận biết. Những triệu chứng bệnh nhân gặp phải là cảm giác hơi xốn, mắt mỏi, đôi khi cảm thấy mắt mờ hoặc thậm chí không có triệu chứng gì.
Ở dạng tiến triển nhanh, triệu chứng bệnh xảy ra rất rõ rệt. Người bệnh thường phải đối mặt với những cơn nhức mắt, nhức nửa đầu dữ dội, có thể kèm theo buồn nôn hay nôn mửa, đau bụng, nhìn thấy các màu giống "cầu vồng", hay thị lực giảm sút (nhìn mờ), mắt đỏ, cảm giác căng cứng, đồng tử giãn (con ngươi nở lớn).
Các phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp
Những tổn thương mà bệnh tăng nhãn áp gây ra có thể không hồi phục được và theo người bệnh vĩnh viễn, nhưng, các loại thuốc và phẫu thuật mắt có thể giúp ngăn chặn các tổn thương thêm trầm trọng. Sau đây là 4 phương pháp điều trị tăng nhãn áp:
1. Sử dụng thuốc nhỏ mắt/thuốc viên
Trong giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt/thuốc viên để điều trị bệnh tăng nhãn áp, giúp giảm lượng chất lỏng trong mắt và cải thiện quá trình thoát thủy dịch.
Vì bệnh tăng nhãn áp thường diễn biến âm thầm, nên bệnh nhân có xu hướng chủ quan ngưng uống hoặc quên uống thuốc. Nếu quyết định sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
2. Phẫu thuật
Nếu việc sử dụng thuốc không hiệu quả, các bác sĩ có thể đề nghị sử dụng phương pháp phẫu thuật. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh đã trở nặng dẫn đến hệ thần kinh thị giác bị tổn thương nghiêm trọng, người bị bệnh cườm nước cần phải tiến hành mổ để tránh nguy cơ mù lòa.
Hiện nay có 3 phương pháp mổ glocom đang được sử dụng phổ biến trong các bệnh viện nhãn khoa là cắt bè củng giác mạc, cấy ghép ống thoát thủy dịch và mổ glocom bằng laser. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm nhất định, phù hợp với từng tình trạng khác nhau. Do vậy, bệnh nhân cần sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn cao để đưa ra lựa chọn cho phương pháp phẫu thuật phù hợp với mình.
Phương pháp cắt bè củng giác mạc
Với phương pháp mổ cườm nước bằng việc cắt bè củng giác mạc, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần bè củng giác mạc và mống mắt nhằm tạo đường thoát cho thủy dịch. Thủy dịch thừa sẽ theo đường này thoát ra ngoài, ổn định được áp suất trong mắt.
Mổ glocom bằng phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch
Các bác sĩ sẽ ghép một chiếc ống dài khoảng 1,3cm làm bằng silicon vào mắt bệnh nhân, tạo thành ống thoát thủy dịch. Mổ bằng phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch mất khá nhiều thời gian do người bệnh sẽ phải theo dõi khoảng vài tuần sau đó.
Mổ glocom bằng laser (trabeculoplasty)
Các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser chiếu vào khu vực bè giác mạc - khu vực thoát thủy dịch để tạo ra khoảng 100 lỗ nhỏ hỗ trợ việc thoát nước thủy dịch của mắt. Đối với bệnh tăng nhãn áp góc đóng, việc sử dụng tia laser để cắt mống mắt chu biên dự phòng cho mắt chưa bị bệnh, từ đó hạ được nhãn áp. Quá trình này chỉ mất khoảng 15 - 20 phút, rất nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao, ít để lại biến chứng sau này.
Ngày nay, việc phẫu thuật bằng laser được rất nhiều người ưa chuộng vì sự đơn giản và an toàn của phương pháp trong việc điều trị bệnh tăng nhãn áp. Lưu ý, sau khi mổ bằng laser, người bệnh cần theo dõi khoảng 2 - 5 năm đề phòng trường hợp bệnh tái phát.
Ngoài 3 phương pháp mổ mắt trị bệnh tăng nhãn áp, tại NewZealand, y học hiện đại còn phát hiện ra công nghệ điều trị bênh tăng nhãn áp bằng phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít gây đau đớn và vô cùng nhanh chóng. Người ta sẽ đưa một ống keo có kích thước nhỏ như một chiếc lông mi vào mắt. Ống keo này sẽ trực tiếp làm giảm áp lực trong mắt người bệnh.
Khi thăm khám bệnh tăng nhãn áp tại MEC, các bác sĩ nhãn khoa sẽ tiến hành việc theo dõi định kỳ mắt để đánh giá mức độ đáp ứng của thuốc đồng thời phát hiện các tác dụng phụ, và từ đó đưa ra chỉ định nên sử dụng dùng thuốc, phẫu thuật hay phối hợp các phương pháp điều trị để có kết quả tốt nhất.
Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn có thể đặt lịch thăm khám ngay với MEC để được tư vấn và điều trị.
Đội ngũ của MEC