Trở về trang Bài viết

Những sự thật về cận thị liệu bạn có biết?

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, tật khúc xạ mắt nói chung và cận thị nói riêng chính là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm thị lực. Vậy bạn đã biết gì về cận thị?

Cận thị là gì?

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, đặc trưng bởi khả năng giảm thiểu khả năng nhìn rõ từ xa mà không có sự hỗ trợ từ kính cận thị.

Ở Việt Nam, thực tế cho thấy mức độ tiếp xúc với màn hình điện tử thường của một người là 10 tiếng, gấp 3 lần so với thời gian khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hậu quả là có khoảng 15-40% dân số gặp phải tật khúc xạ, tức là từ 14-36 triệu người.

Cận thị có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng đặc biệt tăng cao ở nhóm người trẻ do ảnh hưởng của lối sống hiện đại, nơi công nghệ số và sự sử dụng màn hình điện tử ngày càng trở nên phổ biến.1

Nguyên nhân gây nên cận thị

Nguyên nhân gây nên tình trạng cận thị chính là khi trục nhãn cầu của mắt quá dài, ảnh hưởng đến khả năng hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh. Vì thế, những tia sáng đi vào mắt không hội tụ ngay tại võng mạc, mà sẽ tập trung tại một điểm trước võng mạc. 

Ngoài ra, cận thị có thể phát sinh do giác mạc và/hoặc thể thủy tinh có độ cong quá lớn so với kích thước tự nhiên của nhãn cầu. Trong một số trường hợp, bệnh cũng có thể là kết quả của sự kết hợp các nguyên nhân trên, tăng độ phức tạp của tình trạng.

Cận thị thường bắt đầu từ khi còn nhỏ, và nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu có tiền sử cận thị trong gia đình. Mặc dù thường ít có sự gia tăng về độ mắt khi trưởng thành, nhưng đôi khi cận thị vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi.

2Dù bất kỳ ai đều có thể là đối tượng của cận thị, song nếu mắc phải một trong những yếu tố sau sẽ làm gia tăng tỷ lệ của tật khúc xạ mắt này:

  • Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc phải tật khúc xạ này (từ 6 diop trở lên), khả năng trẻ bị cận thị di truyền là 100%.
  • Do trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sinh ra trọng lượng quá nhẹ: Những trường hợp trẻ sinh ra với cân nặng dưới 2.5kg đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ cận thị khi trẻ đến tuổi thiếu niên.
  • Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng số học sinh bị cận thị. Những người có thói quen sinh hoạt và làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng, lười vận động, xem điện thoại, tivi và máy tính nhiều giờ liên tục ở cự ly gần đều có nguy cơ bị cận thị cao hơn những người khác.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Việc thiếu hụt vitamin A, vitamin C, vitamin E và chất khoáng dẫn đến tình trạng không duy trì được các môi trường trong suốt của mắt, do đó mắt giảm khả năng điều tiết, thoái hoá võng mạc và hoàng điểm.

Triệu chứng và dấu hiệu không nên bỏ qua

  • Mờ mắt khi nhìn vật ở xa: khó nhìn thấy các vật ở xa như biển báo, bảng đèn,…
  • Nheo mắt: nhìn mọi thứ với đôi mắt khép hờ để tập trung nhìn rõ.
  • Mỏi mắt: xảy ra khi nhìn tập trung vào một chỗ trong một thời gian dài mà không chớp mắt. Điều này làm mắt khô và mệt mỏi.
  • Nhức đầu: người bệnh có cảm giác đau khắp đầu hoặc một vùng cụ thể trên đầu.
  • Chớp mắt thường xuyên: tốc độ chớp mắt đạt tối thiểu 14 – 17 lần/phút ở tuổi thiếu niên và tăng lên 15 – 30 lần/phút ở tuổi trưởng thành. Nếu nhận thấy chớp mắt quá nhiều có thể là dấu hiệu của một nguyên nhân tiềm ẩn như cận thị.

3Cẩn trọng với những biến chứng cận thị

Tuy rất phổ biến trong thời đại ngày nay, cận thị vẫn xảy ra một số biến chứng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời:

Lác mắt (bệnh lé)

Là tình trạng mắt hướng về các hướng khác nhau mà nguyên nhân là do cận thị nặng lâu ngày khiến các cơ mắt không còn phối hợp linh hoạt, dẫn tới đồng tử của mắt không nằm trên vị trí cân đối.

Nhược thị

Là tình trạng giảm thị lực một bên mắt mà nguyên nhân xuất phát từ việc võng mạc phải điều tiết quá nhiều nên không còn nhận kích thích truyền tải rõ nét, dẫn đến bộ não không nhận biết hoàn toàn hình ảnh.

Tăng nhãn áp

Trên thực tế, bệnh cận thị và tăng nhãn áp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu bệnh nhân bị cận thị trên 6 diop sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Khi bị cận nặng, trục nhãn cầu dài ra làm căng giãn phần võng mạc, dẫn đến áp lực nội nhãn bên trong mắt tăng và làm tổn thương dây thần kinh thị giác.

Đây chính là một trong những biến chứng nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến mất thị lực.

Bong võng mạc

Tuy có rất nhiều nguyên nhân song bệnh bong võng mạc thường thấy nhất ở bệnh nhân cận thị nặng. Đó là do nhãn cầu của người bị cận thị nặng to hơn so với người bình thường; Chính vì vậy, các lớp của thành nhãn cầu, trong đó có võng mạc sẽ bị kéo giãn, dẫn đến thoái hóa. Biến chứng này cần trị ngay lập tức vì nó ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực của người bệnh.

Đục thuỷ tinh thể

Nhìn thấy vẩn đục trong mắt do cận thị nặng làm nhãn cầu to lên, dẫn đến thay đổi các thành phần quang học, khiến đục thuỷ tinh thể xảy ra sớm hơn. Tuy là bệnh tuổi gia nhưng cận thị nặng sẽ làm tăng nhanh tình trạng đục thuỷ tinh thể.

Chuẩn đoán cận thị

Hiện nay, cận thị có thể dễ dàng được chẩn đoán bằng các phương pháp tầm soát mắt định kỳ4

  • Kiểm tra thị lực: Sử dụng bảng thị lực để kiểm tra khả năng nhìn gần và nhìn xa. Đối với người bị cận thị sẽ có kết quả nhìn xa kém hơn so với người bình thường khoẻ mạnh.
  • Đánh giá sức khoẻ mắt: Dùng nhiều công cụ khác nhau để xác định, qua đó giúp kiểm tra sơ lược các biến chứng của cận thị.
  • Sử dụng máy đo nhãn áp: Giúp tầm soát khả năng mắc phải bệnh tăng nhãn áp.
  • Dùng đèn soi bóng đồng tử: Để xác định phản ứng sinh lý của mắt với ảnh sáng, chuyển động của mắt, tầm nhìn ngoại vi của mắt, tình trạng giác mạc, đồng tử, thuỷ tinh thể và mí mắt.
  • Khám mắt chuyên sâu: Giúp đánh giá tình trạng võng mạc và thần kinh thị giác bằng thấu kính có đèn (Có thể phải nhỏ thuốc để làm giãn đồng tử).

 

Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn có thể đặt lịch thăm khám ngay với MEC để được tư vấn và điều trị.

Đội ngũ của MEC