Điều trị bệnh võng mạc

Nhiều bệnh võng mạc hiện nay có thể điều trị được nếu được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Bệnh võng mạc là gì?

Võng mạc là lớp thần kinh và mạch máu nằm sâu trong đáy mắt, có vai trò quan trọng trong chức năng nhìn của mắt. Bệnh võng mạc đứng thứ hai, sau đục thủy tinh thể trong các nhóm bệnh gây mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Phổ biến nhất là bệnh thoái hóa hoàng điểm do tuổi,  bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh võng mạc tăng huyết áp, tắc mạch máu võng mạc, bệnh hắc võng mạc trung tâm, bong võng mạc.…

Bệnh võng mạc có thể liên quan bệnh toàn thân như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, hay các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp tự miễn. Tổn thương mạch máu võng mạc giúp cho biết mức độ nặng của bệnh toàn thân, hay là giai đoạn biến chứng của các bệnh toàn thân. Hơn thế nữa, quan sát mạch máu võng mạc, tỉ lệ thành mạch máu động - tĩnh mạch còn giúp tiên lượng nguy cơ đột quỵ cho người bệnh. 

Bệnh võng mạc có thể là bệnh di truyền, như bệnh võng mạc sắc tố, bệnh Leber , hay liên quan đến sử dụng thuốc toàn thân lâu dài như chloroquine, thuốc điều trị ung thư vú…

Bệnh võng mạc cũng có thể gặp nhiều hơn ở những người cận thị nặng, nhãn áp cao, chấn thương mắt, hay sau mổ mắt có biến chứng.

blog-dtl-vo-1

Khi có triệu chứng này, bạn cần đến bác sĩ ngay!

  • Nhìn vật biến dạng (méo mó, nhìn thẳng thành cong…);
  • Nhìn  mờ (có màn sương trước mắt);
  • Giảm thị lực trung tâm, nhìn vật bé lại, có thể có ruồi bay;
  • Mất khả năng nhận biết màu sắc hay rối loạn màu sắc;
  • Nhìn thấy các đốm đen hoặc chớp sáng;
  • Đau nhức đầu, sợ ánh sáng;
  • Cảm giác nặng trong mắt.

Chẩn đoán và điều trị bệnh võng mạc tại MEC

Bệnh võng mạc là bệnh lý phức tạp, có thể cấp tính hoặc diễn tiến từ từ, vì vậy bác sĩ cần thăm khám kỹ càng nhằm xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. 

ser-dtl-6-2

Các bước thăm khám và chẩn đoán:

Chẩn đoán bệnh qua khai thác kỹ tiền sử bệnh toàn thân, lịch sử dùng thuốc, các bệnh lý toàn thân.

  1. Khám mắt tổng quát: Kiểm tra thị lực, khúc xạ, kiểm tra nhãn áp, kiểm tra sự vận động của mắt (cơ vận nhãn, lác mắt);
  2. Khám bằng đèn khe phần trước: mi mắt, kết giác mạc, tiền phòng, thuỷ tinh thể;
  3. Khám đáy mắt, võng mạc, thị thần kinh sau khi nhỏ giãn đồng tử hoặc không cần nhỏ giãn
  4. Chụp hình mắt;
  5. OCT võng mạc.

Tuỳ theo nguyên nhân và chẩn đoán bệnh, các biện pháp điều trị có thể là tiêm thuốc nội nhãn, kiểm soát bệnh toàn thân, ngưng, thay thế thuốc đang dùng. Chụp hình mắt có đánh giá tỉ lệ AVR giúp cảnh báo nguy cơ bệnh mạch máu cho người bệnh.

Hiện nay, nhiều bệnh võng mạc có thể được điều trị hay ngăn ngừa tiến triển nặng nếu được chẩn đoán đúng và kịp thời. 

Đặt lịch hẹn thăm khám

Chúng tôi sẽ phản hồi và xác nhận lịch hẹn sớm nhất

Bằng việc để lại thông tin, bạn đã đồng ý với các Chính sách bảo mật của chúng tôi